Search for:

Sản Phẩm

ZENTOMYCES

Thành phần:

            Saccharomyces boulardii……………………….100mg

            (Ứng với vi sinh sống…………………… ≥ 108 CFU)

Tá dược: Lactose anhydrous, Isomalt, Silica Colloidal Anhydrous, Acid Ascorbic, Maltodextrin, Orange flavor (Hương cam).

Dạng bào chế: Thuốc bột uống.

Chỉ định:

Điều trị tiêu chảy cấp ở người lớn và trẻ em kết hợp với bù nước bằng đường uống;

Ngăn ngừa tiêu chảy khi dùng kháng sinh;

Ngăn ngừa tái phát tiêu chảy do Clostridium difficile.

Liều dùng và cách dùng:

Người lớn và trẻ em: 2 gói mỗi ngày, chia làm 2 lần.

Đường uống, hòa tan thuốc trong gói vào ly nước.

Dạng đông khô cửa hoạt chất đảm bảo sự ổn điịnh và khả năng sống của Saccharomyces boulardii và nhanh chóng tạo hỗn dịch.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.

Bệnh nhân đặt catheter tĩnh mạch trung ương.

Những lưu ý đặc biệt và cảnh báo khi dùng thuốc:

Không nên mở gói thuốc nơi gần bệnh nhân đặt catheter tĩnh mạch trung ương, tránh bất kỳ tiếp xúc nào vào catheter, đặc biệt là tay. Rất hiếm trường hợp nhiễm nấm trong máu bệnh nhân đặt catheter tĩnh mạch trung ương ngay cả khi không điều trị bằng S.boulardii, hầu hết thường dẫn đến sốt và cấy máu dương tính với Sacchromyces.

Do có chưa lactose, không nên dùng thuốc này cho bệnh nhân bất dung nạp galactose, thiếu Lapp lactase hay hội chứng kém hấp thu glucose và galactose (bệnh chuyển hóa hiếm gặp).

Zentomyces có chưa tế bào nấm men sống phát triển ở 370C, không nên trộn lẫn thuốc với nước uống có cồn, thức ăn hay nước uống quá nóng (trên 500C) hay quá lạnh.

Tương tác thuốc, các dạng tương tác khác:

Do bản chất nấm men, không nên kết hợp thuốc này với các thuốc kháng nấm.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Về mặt lâm sàng, không ghi nhận tác dụng gây dị dạng hay độc bào thai.

Do thận trọng, tốt hơn không dùng thuốc này trong thai kỳ.

Tác dụng của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc:

Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Tác dụng không mong muốn của thuốc:

Hệ miễn dịch: rất hiếm gặp phản ứng dị ứng (có thể phù Quincke), ban đỏ, ngứa.

Da và mô dưới da: hiếm gặp trường hợp nổi mề đay.

Thông báo cho thầy thuốc những tác dụng không mong muốn xảy ra khi dùng thuốc.

Quá liều và xử trí:

Do bản chất và đặc tính dược động học của thuốc, không có triệu chứng quá liều.

Đống gói: gói 1g. Hộp 30 gói.

Bảo quản: Giữ trong bao bì kín, tránh ánh sáng, nơi khô mát, nhiệt độ dưới 300C.

Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn cơ sở.

Để xa tầm tay của trẻ em.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến thầy thuốc.

Sản xuất tại:

CÔNG TY LIÊN DOANH DƯỢC PHẨM MEBIPHAR-AUSTRPHARM

Lô III-18, Đường số 13, KCN Tân Bình, Q.Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

VIFAMOX 500

Thành phần: Mỗi viên nang chứa:

  • Hoạt chất chính: Amoxycillin…………………….500mg

(dưới dạng Amoxycillin trihydrat)

  • Tá dược: Tinh bột sắn, Magnesi stearat.

Chỉ định:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu, tụ cầu khuẩn không tiết penicilinase và H. influenzae.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết liệu không biễn chứng.
  • Bệnh lậu.
  • Nhiễm khuẩn đường mật.
  • Nhiễm khuẩn da, cơ do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, E. coli nhạy cảm với amoxycilin.

Chống chỉ định:

            Người bệnh có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại penicilin nào.

Thận trọng:

  • Định kỳ kiểm tra chức năng gan, thận trong suốt quá trình điều trị dài ngày.
  • Phản ứng quá mẫn trầm trọng ở những người bệnh có tiền sử dị ứng với penicilin hoặc các dị nguyên khác.
  • Phản ứng dị ứng như ban đỏ, phù Quincke, sốc phản vệ, hội chứng Stevens – Jonhson.
  • Phụ nữ có thai: sử dụng an toàn amoxycilin trong thời kỳ mang thai chưa xác định rõ ràng. Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc này khi thật cần thiết trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào về tác dụng có hại cho thai nhi khi dùng amoxycilin cho người mang thai.
  • Phụ nữ cho con bú: vì amoxycilin bài tiết vào sữa mẹ, nên phải thận trọng khi dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú.

Liều dùng: THUỐC CHỈ BÁN THEO ĐƠN CỦA THẦY THUỐC.

  • Người lớn: thường dùng 250mg – 500mg. 3 lần/ngày
  • Trẻ em dưới 10 tuổi: 125 – 250mg, 3 lần/ngày
  • Trẻ em dưới 20kg: 20 -40mg/kg/ngày

Tác dụng không mong muốn: Ngoại ban, buồn nôn, nôn tiêu chảy.

Tương tác thuốc:

  • Nifedipin làm tăng hấp thu amoxycilin.
  • Khi uống chung với alopurinol, làm tăng khả năng phát ban của amoxycilin.
  • Có thể có sự dối kháng giữa chất diệt khuẩn amoxycilin và các chất kìm khuẩn như cloraphenicol, tetracylin.

Dược lực học:

  • Amoxycilin là aminopenicilin, bền trong môi trường acid, có phổ tác dụng rộng hơn benzylpenicilin, đặc biệt có tác dụng chống trực khuẩn Gram âm. Tương tự như các penicilin khác, amoxycilin tác dụng diệt khuẩn, do ức chế sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn. In vitro, amoxycilin có hoạt tính với phần lớn các loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương như: Liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tạo penicilinase, H. influenzae, Diplococcis pneumoniae, N. gonorrheae, E. coli và Proteus mirabilis. Cũng như ampicilin, amoxycilin không có hoạt tính vi khuẩn tiết penicilinase, đặc biệt các tụ cầu kháng methicilin, tất cả chủng Pseudomonas và phần lớn các chủng Klebsiella và Enterobacter.
  • Amoxycilin có tác dụng in vitro mạnh hơn ampicilin đối với Enterococcus faecalis và Salmonella spp., nhưng kém tác dụng hơn đối với Shigella spp. Phổ tác dụng của amoxycilin có thể rộng hơn khi dùng đồng thời với sulbactam và acid clavulanic, một chất ức chế betamethason – lactamase. Đã có thông báo E.coli kháng cả amoxycilin phối hợp với acid clavulanic (16,8%).
  • Theo thông báo số 2 và số 3 năm 2000 của Chương trình giám sát quốc tế về tình hình kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp (ASTS) thì mức độ kháng ampicilin của E.coli là 66,7%, Salmonella typhi là 50%, Shigella là 57,7%, Acinetobacter spp. là 70,7%, các vi khuẩn đường ruột khác (Citrobacter, Enterobacter, Klebsiella, Morganella, Proteus, Serratia,…) là 84,1%, Streptococcus spp. là 15,4%, của các chủng Enterobacter spp. là 13,1% và các chủng trực khuẩn Gram âm khác (Achromobacter, Chriseomonas, Flavobacterium, Pasteurella…) là 66,7%.

Dược động học:

  • Amoxycilin bền vững trong môi trường acid dịch vị. Hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, nhanh và hoàn toàn hơn qua đường tiêu hóa so với ampicilin. Khi uống cùng liều lượng như ampicilin, nồng độ đỉnh amoxycilin trong huyết tương cao hơn ít nhất 2 lần. Amoxycilin phân bố nhanh vào hầu hết các mô và dịch trong cơ thể, trừ mô não và dịch não tủy, nhưng khi màng não bị viêm thì amoxycilin lại khuếch tán vào dễ dàng. Sau khi uống liều 500mg amoxycilin 1 -2 giờ, nồng độ amoxycilin trong máu đạt khoảng 4-5 microgam/ml. Tăng liều gấp đôi có thể làm nồng độ thuốc trong máu tăng gấp đôi. Nửa đời của amoxycilin khoảng 61,3 phút, dài hơn ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi. Ở người suy thận, nửa đời của thuốc dài khoảng 7 -20 giờ.
  • Khoảng 60% liều uống amoxycilin thải nguyên dạng ra nước tiểu trong vòng 6-8 giờ. Probenecid kéo dài thời gian thải của amoxycilin qua đường thận. Amoxycilin có nồng độ cao trong dịch mật và một phần thải qua phân.

Quá liều và xử trí:

  • Triệu chứng: ít khi xảy ra, bao gồm: tâm thần, sạn thận, tiêu hóa.
  • Xử trí: kiểm soát sự cân bằng điện giải trong trường hợp có những triệu chứng rối loạn ở dạ dày – ruột.

Bảo quản: Để nơi khô mát, nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng.

Quy cách đóng gói: Vỉ 10 viên – Hộp 10 vỉ.

Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Không dùng thuốc quá hạn sử dụng ghi trên nhãn.

Tiêu chuẩn: Đạt TCCS

Chú ý: THUỐC NÀY CHỈ DÙNG THEO ĐƠN CỦA BÁC SĨ

  • Không sử dụng thuốc nếu:
    • Viên thuốc bị biến màu, móp méo, nứt vỡ.
    • Vỉ thuốc bị rách

– Phải ngưng dùng thuốc ngay và thông báo cho Bác sĩ khi gặp những triệu chứng dị ứng.

– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến Bác sĩ.

– Để xa tầm tay trẻ em.

Vialexin 500

Thành phần:

Mỗi viên nang chứa:

  • Hoạt chất chính: Cephalexin khan…………………500mg

(dưới dạng cephalexin monohydrat)

  • Tá dược: Vitacel A300, Magnesi stearat.

Chỉ định:

  • Điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn tai – mũi – họng.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Nhiễm khuẩn sản phụ khoa.
  • Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương.
  • Bệnh lậu.
  • Nhiễm khuẩn răng. Điều trị dự phòng thay penicilin cho người mắc bệnh tim phải điều trị răng.

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với kháng sinh nhóm Cephalosporin.
  • Không dùng cho người bệnh có tiền sử sốc phản vệ do penicilin hoặc phản ứng trầm trọng khác qua trung gian globulin miễn dịch IgE.

Thận trọng:

  • Mẫn cảm với Penicilin
  • Sử dụng thuốc dài ngày có thể làm phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm.
  • Chứng viêm đại tràng giả mạc khi sử dụng các kháng sinh phổ rộng.
  • Thận trọng trong những tháng đầu của thai kỳ.
  • Cephalexin gây dương tính thử nghiệm Coombs.
  • Phụ nữ có thai: Nghiên cứu thực nghiệm và kinh nghiệm lâm sàng chưa cho thấy có dấu hiệu về độc tính cho thai, gây quái thai. Tuy nhiên chỉ nên dùng cephalexin cho người mang thai khi thật cần.
  • Phụ nữ cho con bú: Nồng độ cephalexin trong sữa mẹ rất thấp. Mặc dù vậy, vẫn nên cân nhắc việc ngừng cho con bú nhất thời trong thời gian mà người mẹ dùng cephalexin.

Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, phản ứng dị ứng

Tương tác thuốc:

  • Dùng Cephalosporin liều cao với aminoglycoside hay thuốc lợi tiểu mạnh có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng thận.
  • Cephalexin làm giảm tác dụng của oestrogen trong thuốc uống tránh thai.
  • Cholestyramin gắn với cephalexin ở ruột làm chậm sự hấp thu của chúng.
  • Probenecid làm tăng nồng độ trong huyết thanh và tăng thời gian bán hủy của cephalexin.

Cách dùng và liều lượng: Thuốc chỉ bán theo đơn của thầy thuốc.

            Trung bình:

  • Người lớn: 1 -4g/ngày, chia 3-4 lần.
  • Trẻ em: 25-50mg/kg/24 giờ, chia làm 3-4 lần.

Dược lực học:

  • Cephalexin là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1, có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn. Cephalexin là kháng sinh uống, có phổ kháng khuẩn như các cephalosporin thê hệ 1.
  • Cephalexin bền vững với penicilincase của Staphylococcus, do đó có tác dụng với tất cả các chủng Staphylococcus aureus tiết penicilinase kháng penicilin (hay ampicilin). Cephalexin có tác dụng in vitro trên các vi khuẩn sau: Streptococcus b tan máu, Staphylococcus, gồm các chủng tiết coagulase (+), coagulase (-) và penicilinase, Streptococcus pneumoniae, một số Escherichia coli, Proteus, một số Klebsiella app. Branhamella catarrhalis, Shigella, Haemophilus influenzae thường giảm nhạy cảm.
  • Cephalexin cũng có tác dụng trên đa số các E.coli kháng ampicilin.
  • Hầu hết các chủng Enterococcus (streptococcus faecalis) và một ít chủng Staphylococcus kháng cephalexin. Proteus indol dương tính, một số Enterobacter spp, Pseudomonas aeruginosa, Bacteroides spp, cũng thấy có kháng thuốc. Khi thử nghiệm in vitro, Staphylococcus biểu lộ khả năng kháng chéo giữa cephalexin và các kháng sinh loiaj methicilin.
  • Theo số liệu (ASTS) 1997, cephalexin có tác dụng với Staphylococcus aureus, Salmonella, E.coli có tỉ lệ kháng cephalexin khoảng 50%, Proteus có tỉ lệ kháng khoảng 25%, Enterobacter có tỉ lệ kháng khoảng 23%, Pseudomonas aeruginosa có tỉ lệ kháng khoáng 20%.

Dược động học:

  • Cephalexin hầu như được hấp thu hoàn toàn ở đường tiêu hóa và đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương vào khoảng 9 và 18µg/ml sau một giờ với liều uống tương ứng 250 và 500mg, liều gấp đôi đạt nồng độ đỉnh gấp đôi. Uống Cephalexin cùng với thức ăn có thể làm chậm khả năng hấp thu nhưng tổng liều thuốc hấp thu không thay đổi. Có tới 15% liều Cephalexin gắn kết với protein huyết tương. Nửa đời trong huyết tương ở người lớn có chức năng thận bình thường là 0,5 – 1,2 giờ, nhưng ở trẻ sơ sinh dài hơn (5 giờ) và tăng khi chức năng thận suy giảm.
  • Cephalexin phân bố rộng khắp cơ thể, nhưng lượng trong dịch não tủy không đáng kể. Cephalexin qua được nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ với nồng độ thấp. Cephalexin không bị chuyển hóa. Thể tích phân bố của Cephalexin là 18 lít/ 1,78m² diện tích cơ thể. Khoảng 80% liều dùng thải trừ ra nước tiểu ở dạng không đổi trong 6 giờ đầu qua lọc cầu thận và bài tiết ở ống thận, với liều 500mg Cephalexin, nồng độ nước tiểu cao hơn 1mg/ml. Probenecid làm chậm bài tiết Cephalexin trong nước tiểu. Có thể tìm thấy Cephalexin ở nồng độ có tác dụng trị liệu trong mật và một ít Cephalexin có thể thải trừ qua đường này.
  • Cephalexin được đào thải qua lọc máu và thẩm phân màng bụng.

Quá liều và xử trí:

  • Sau quá liều cấp tính, phần lớn chỉ gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Tuy nhiên có thể gây quá mẫn thần kinh cơ và cơn động kinh, đặc biệt ở người bệnh bị suy thận.
  • Xử trí quá liều cần xem xét đến khả năng quá liều của nhiều loại thuốc, sự tương tác thuốc và dược động học bất thường của người bệnh.
  • Không cần phải rửa dạ dày, trừ khi đã uống cephalexin gấp 5-10 lần liều bình thường.
  • Lọc máu có thể giúp đào thải thuốc khỏi máu, nhưng thường không cần.
  • Bảo vệ đường hô hấp của người bệnh, hỗ trợ thông khí và truyền dịch. Cho uống than hoạt tính nhiều lần thay thế hoặc thêm vào rửa dạ dày. Cần bảo vệ đường hô hấp của người bệnh lúc đang rửa dạ dày hoặc đang dùng than hoạt.

Bảo quản: Để nơi khô, nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng.

Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên nang

Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất

Không dùng thuốc quá hạn ghi trên bao bì.

Tiêu chuẩn: TCCS

Chú ý: Thuốc này chỉ dùng theo sự kê đơn của thầy thuốc.

Không sử dụng thuốc nếu:

  • Viên thuốc bị biến màu, móp méo, nứt vỡ.
  • Vỉ thuốc bị rách.

 Phải ngưng dùng thuốc ngay và thông báo cho thầy thuốc khi gặp những triệu chứng dị ứng.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến thầy thuốc.

Để xa tầm tay trẻ em.

TOPSEA 500

TRÌNH BÀY: Hộp 10 vỉ x 10 viên nén

CÔNG THỨC:

Paracetamol…………………………………………………………………………..500mg

Tá dược (Lactose, Talc, tinh bột sắn, Polyvinylpyrrolidon K30, Aerosil, Magnesi stearat) vừa đủ 1viên nén

DƯỢC LỰC HỌC:

Paracetamol (acetaminophen hay N – acetyl – p – aminophenol) là chất chuyển hóa có hoạt tính của  phenacetin, là thuốc giảm đau – hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin, tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang tính theo gam, paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin.

Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác dụng lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.

Paracetamol với liều điều trị ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid – base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/ prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.

Liều bình thường, paracetamol dung nạp tốt, không có nhiều tác dụng phụ của aspirin.

DƯỢC ĐỘNG HỌC:

Hấp thu: Paracetamol được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Thức ăn có thể làm viên nén giải phóng kéo dài paracetamol chậm được hấp thu một phần và thức ăn giàu carbohydrat làm giảm tỉ lệ hấp thu của paracetamol. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 – 60 phút sau khi uống liều điều trị.

Phân bố: Paracetamol phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Khoảng 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương.

Chuyển hóa – thải trừ:

Nửa đời huyết tương của paracetamol là 1,25 – 3 giờ, có thể kéo dài với liều gây độc hoặc ở người bệnh có thương tổn gan.

Sau liều điều trị có thể tìm thấy 90 đến 100% thuốc trong nước tiểu trong ngày thứ nhất, chủ yếu sau khi liên hợp gan với acid glucuronic (khoảng 60%), acid sulfuric (khoảng 35%) hoặc cystein (khoảng 3%), cũng phát hiện thấy một lượng nhỏ những chất chuyển hóa hydroxyl – hóa và khử acetyl. Trẻ nhỏ ít khả năng glucuro liên hợp với thuốc hơn so với người lớn.

Paracetamol bị N – hydroxyl hóa bởi cytochrom P450 để tạo nên N-acetyl – benzoquinonimin, một chất trung gian có tính phản ứng cao. Chất chuyển hóa này bình thường phản ứng với các nhóm sulfhydryl trong glutathion và bị khử hoạt tính.

CHỈ ĐỊNH:

Điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa, như: cảm cúm, đau họng, sốt nóng, nhức đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau nhức cơ gân, đau do chấn thương, đau do viêm khớp, viêm xoang…..

CÁCH DÙNG – LIỀU LƯỢNG:

Không được dùng paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn.

Không dùng paracetamol cho người lớn và trẻ em để tự điều trị sốt cao (trên 39,50C), sốt kéo dài trên 3 ngày, hoặc sốt tái phát, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn.

Để giảm thiểu nguy cơ quá liều, không nên cho trẻ em quá 5 liều paracetamol để giảm đau hoặc hạ sốt trong vòng 24 giờ, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn.

Để giảm đau hoặc hạ sốt cho người lớn và trẻ em trên 11 tuổi, liều TOPSEA 500 thường dùng là 1-2 viên, cứ 4-6 giờ một lần khi cần thiết, nhưng không quá 8 viên 1 ngày.

Trẻ em từ 6-11 tuổi có thể uống ½ viên – 1 viên, cứ 4-6 giờ một lần khi cần.

Nên uống thuốc với nhiều nước.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận hoặc gan

Người bệnh quá mẫn với paracetamol.

Người bệnh thiếu hụt glucose – 6- phosphate dehydro – genase.

TƯƠNG TÁC THUỐC KHÁC:

– Thuốc chống đông Coumarin và dẫn chất indandion do có khả năng làm tăng tác dụng của các thuốc này.

– Phenothiazin do có khả năng gây hạ nhiệt nghiêm trọng khi dùng đồng thời.

– Rượu và isoniazid khi dùng đồng thời với paracetamol có thể làm tăng khả năng gây độc cho gan.

– Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng ở microsom thể gan có thể làm tăng tính độc hại cho gan của paracetamol.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN (ADR):

Thuốc không gây tác dụng phụ đáng kể khi dùng trong giới hạn liều điều trị. Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Người bệnh mẫn cảm với salicylat hiếm mẫn cảm với paracetamol và những thuốc có liên quan. Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, paracetamol đã gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.

Ít gặp: 1/1000<ADR<1/100

Da: ban

Dạ dày – ruột: buồn nôn, nôn

Huyết học: loạn tạo máu ( giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu.

Thận: bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.

Khác: phản ứng quá mẫn.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Nếu xảy ra các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, ngừng dùng paracetamol.

THÔNG BÁO CHO BÁC SĨ NHỮNG TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN GẶP PHÁI KHI SỬ DỤNG THUỐC

THẬN TRỌNG VÀ CẢNH BÁO ĐẶC BIỆT KHI SỬ DỤNG THUỐC:

 TOPSEA 500 tương đối không độc với liều điều trị. Đôi khi có những phản ứng da gồm ban rát sần ngứa và mày đay.

Bác sĩ cần càn báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven – Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP)

Dùng thuốc thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước.

Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính gan của paracetamol, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.

Thận trọng với người suy giảm  chức năng gan, thận.

SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:

Thời kỳ mang thai:

Chưa xác định được tính an toàn của paracetamol dùng khi thai nghén liên quan đến tác dụng không mong muốn có thể có đối với phát triển thai. Do đó, chỉ nên dùng paracetamol ở người mang thai khi thật cần.

Thời kì cho con bú:

Nghiên cứu ở người mẹ dùng paracetamol sau khi đẻ cho con bú, không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ nhỏ bú mẹ.

TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC KHI LÁI XE HOẶC VẬN HÀNH MÁY MÓC:

Chưa được ghi nhận.

QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ:

Nhiễm độc paracetamol có thể dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol (ví dụ 7,5 – 10 g mỗi ngày, trong 1-2 ngày) hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.

Buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2-3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc. Methemoglobin – máu dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính paracetamol.

Trẻ em có khuynh hướng tạo Methemoglonin dễ hơn người lớn sau khi uống paracetamol.

Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể có kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trung ương, sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh, nông, mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn. Trụy mạch do  giảm oxy huyết tương đối và do tác dụng ức chế trung tâm, tác dụng này chỉ xảy ra với liều rất lớn. Dấu hiệu tổn thương gan trở nên rõ rệt trong vòng 2 đến 4 ngày sau khi uống liều độc.

Xử trí:  Khi nhiễm độc nặng, điều quan trọng là phải điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất là trong vòng 4 giờ sau khi uống. Liệu pháp giải độc chính là dùng các hợp chất sulfhydryl.

Phải cho thuốc N – acetylcystein (uống hoặc tiêm tĩnh mạch) ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol. Khi cho uống, hòa loãng dung dịch N – acetylcystein với nước hoặc đồ uống không có rượu để đạt dung dịch 5% và phải uống trong vòng 1 giờ sau khi pha. Cho uống N – actylcystein với lần đầu tiên là 140 mg/kg, sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70 mg/kg cách nhau 4 giờ một lần.

Nếu không có N – acetylcystein, có thể dùng Methionin. Ngoài ra có thể dùng than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối, chúng có khả năng làm giảm hấp thu thuốc.

HẠN DÙNG: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

                       Không dùng quá thời hạn ghi trên bao bì.

BẢO QUẢN: Nơi khô, nhiệt độ dưới 300C, tránh ánh sáng.

STACETAM 800mg

TRÌNH BÀY: Hộp 10 vỉ x 10 viên nén bao phim

CÔNG THỨC:

Piracetam………………………………………………………………………800mg

Tá dược……………………………………………………………………..vđ 1 viên

 (Natri croscarmellose, Prosolv SMCC 90, Magnesi stearat, Silicon dioxyd keo, HPMC 15cps, PEG 6000, Titan dioxyd, Ethanol 96%, Talc)

DƯỢC LÝ VÀ CƠ CHẾ TÁC DỤNG

Piracetam (dẫn xuất vòng của acid gamma amino-butyric, GABA) được coi là mootjchaats các tác dụng hưng trí (cải thiện chuyển hóa của tế bào thần kinh, cải thiện khả năng học tập và trí nhớ). Piracetam tác dụng trực tiếp đến não để làm tăng các hoạt động nhận thức, học tập, trí nhớ, sự tỉnh táo và ý thức.

Piracetam tác động lên một số chất dẫn truyền thần kinh như acetylcholin, noradrenalin, dopamin…

Thuốc có thể làm thay đổi sự dẫn truyền thần kinh và góp phần cải thiện môi trường chuyển hóa để các tế bào thần kinh hoạt động tốt. Piracetam làm tăng sự huy động và sử dụng glucose mà không lệ thuộc vào sự cung cấp oxy, tạo thuận lợi cho con đường pentose và duy trì tổng hợp năng lượng ở não.

Piracetam tăng cường tỷ lệ phục hồi sau tổn thương do thiếu oxy bằng cách tăng sự quay vòng của các phosphat vô cơ và giảm tích tụ glucose và acid lactic. Trong điều kiện bình thường cũng như khi thiếu oxy, piracetam làm tăng lượng ATP trong não do tăng chuyển ADP thành ATP.

Thuốc không có tác dụng gây ngủ, an thần, hồi sức, giảm đau, an thần kinh hoặc bình thần kinh cũng như không có tác dụng của GABA.

Piracetam làm giảm khả năng kết tụ tiểu cầu và trong trường hợp hồng cầu bị cứng bất thường thì thuốc có thể làm cho hồng cầu phục hồi khả năng biến dạng và khả năng đi qua các mao mạch. Thuốc có tác dụng chống rung giật cơ.

DƯỢC ĐỘNG HỌC:

Piracetam dùng theo đường uống được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn ở ống tiêu hóa. Khả dụng sinh học gần 100%. Nồng độ đỉnh huyết tương ( 40-60 microgam/ml) xuất hiện 30 phút sau khi uống một liều 2g. Nồng độ đỉnh trong dịch não tủy đạt được sau khi uống thuốc 2-8 giờ. Hấp thu thuốc không thay đổi khi điều trị dài ngày. Thể tích phân bố khoảng 0,6 lít/kg. Piracetam ngấm vào tất cả các mô và có thể qua hàng rào máu – não, nhau – thai và cả các màng dùng trong thẩm tách thận. Thuốc có nồng độ cao ở vỏ não, thùy trán, thùy đỉnh và thùy chẩm, tiểu não và các nhân vùng đáy. Nửa đời trong huyết tương là 4-5 giờ, nửa đời trong dịch não tủy khoảng 6-8 giờ. Piracetam không gắn vào các protein huyết tương và được đào thải qua thận dưới dạng nguyên vẹn. Hệ số thanh thải piracetam của thận ở người bình thường là 86ml/ phút. 30 giờ sau khi uống, hơn 95% thuốc được thải theo nước tiểu. Nếu bị suy thận thì nửa đời thải trừ tăng lên, ở người bệnh bị suy thận hoàn toàn và không hồi phục thì thời gian này là 48-50 giờ.

CHỈ ĐỊNH:

Điều trị triệu chứng chóng mặt.

Ở người cao tuổi: Suy giảm trí nhớ, chóng mặt, kém tập trung, hoặc thiếu tỉnh táo, thay đổi khí sắc, rối loạn hành vi, kém chú ý đến bản thân, sa sút trí tuệ do nhồi máu não nhiều ổ.

Đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp. Cần chú ý tuổi tác và mức độ nặng nhẹ lúc đầu của tai biến là các yếu tố quan trọng nhất để tiên lượng khả năng sống sót sau tai biến đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp.

Điều trị nghiện rượu.

Điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu liềm (piracetam có tác dụng ức chế và làm hồi phục hồng cầu liềm in vitro và có tác dụng tốt trên người bệnh bị thiếu máu hồng cầu liềm). Ở trẻ em điều trị hỗ trợ chứng khó đọc.

Dùng bổ trợ trong điều trị giật rung cơ có nguồn gốc vỏ não.

LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG:

Cách dùng: Thuốc được dùng theo đường uống, chia đều ngày 2 lần hoặc 3-4 lần.

Liều dùng:Liều thường dùng là 30-160mg/kg/ngày, tùy theo chỉ định

Điều trị dài ngày các hội chứng tâm thần thực thể ở người cao tuổi: 1,2-2,4g một ngày, tùy theo từng trường hợp. Liều có thể cao tới 4,8g/ngày trong những tuần đầu.

Điều trị nghiện rượu: 12g một ngày trong thời gian cai rượu đầu tiên. Điều trị duy trì: 2,4g/ngày.

Suy giảm nhận thức sau chấn thương não (có kèm chóng mặt hoặc không): Liều ban đầu là 9-12g/ngày; liều duy trì là 2,4g thuốc, uống ít nhất trong 3 tuần.

Thiếu máu hồng cầu liềm: 160mg/kg/ngày, chia đều làm 4 lần.

Điều trị giật rung cơ: 7,2g/ngày, chia làm 2-3 lần. Tùy theo đáp ứng, cứ 3-4 ngày một lần, tăng thêm 4,8g mỗi ngày cho tới liều tối đa là 20g/ngày. Sau khi đã đạt liều tối ưu của piracetam, nên tìm cách giảm liều của các thuốc dùng kèm.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:                                                          

Người bệnh suy thận nặng (hệ số thanh thải creatinin dưới 20 ml/phút)

Người mắc bệnh Huntington.

Người bệnh suy gan.

TƯƠNG TÁC THUỐC:

Vẫn có thể tiếp tục phương pháp điều trị kinh điển nghiện rượu (các vitamin và thuốc an thần) trong trường hợp người bệnh bị thiếu vitamin hoặc kích động mạnh.

Đã có một trường hợp có tương tác giữa piracetam và tinh chất tuyến giáp khi dùng đồng thời: Lú lẫn, bị kích thích và rối loạn giấc ngủ.

Ở một người bệnh thời gian prothrombin đã được ổn định bằng warfarin lại tăng lên khi dùng piracetam.

THẬN TRỌNG:

Vì piracetam được thải qua thận, nên nửa đời của thuốc tăng lên liên quan trực tiếp với mức độ suy thận và độ thanh thải creatinin. Cần rất thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh bị suy thận. Cần theo dõi chức năng thận ở những người bệnh này và người bệnh cao tuổi.

Khi hệ số thanh thải của creatinin dưới 60ml/phút hay khi creatinin huyết thanh trên 1,25mg/100ml thì cần phải điều chỉnh liều:

-Hệ số thanh thải creatinin là 40-60ml/phút, creatinin huyết thanh là 1,25-1,7mg/100ml (nửa đời của piracetam dài hơn gấp đôi): chỉ nên dùng ½ liều bình thường.

-Hệ số thanh thải creatinin là 20-40ml/phút, creatinin huyết thanh là 1,7-3,0ml/100ml (nửa đời của piracetam là 25-42 giờ): dùng ¼ liều bình thường.

SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:

Piracetam có thể qua nhau thai. Không nên dùng thuốc này cho người mang thai.

Không nên dùng piracetam cho người cho con bú.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:

Thường gặp: ADR>1/100

Toàn thân: mệt mỏi

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, trướng bụng.

Thần kinh: Bồn chồn, dễ bị kích động, nhức đầu, mất ngủ, ngủ gà.

Ít gặp, 1/1000<ADR<1/100

Toàn thân: chóng mặt.

Thần kinh: run, kích thích tình dục.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Có thể giảm nhẹ các tác dụ phụ của thuốc bằng cách giảm liều.

THÔNG BÁO CHO BÁC SĨ NHỮNG TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN GẶP PHẢI KHI SỬ DỤNG THUỐC.

TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC KHI LÁI XE HOẶC VẬN HÀNH MÁY MÓC:

Thận trọng khi đang lái xe và vận hành máy móc khi dùng thuốc.

QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ:

Piracetam không độc ngay cả khi dùng với liều rất cao.

Không cần thiết phải có những biện pháp đặc biệt khi nhỡ dùng quá liều.

BẢO QUẢN: Nơi khô, nhiệt độ dưới 300C, tránh ánh sáng.

HẠN DÙNG: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Không dùng quá thời hạn ghi trên bao bì.

Seared 4200 IU

TRÌNH BÀY: Hộp 10 vỉ x 10 viên nén, hộp 50 vỉ x 10 viên nén.

CÔNG THỨC:

Chymotrypsin (Alpha chymotrypsin) …………………………………………………….4200IU

(tương đương 4,2 mg hay 21 microkatals)

Tá dược (Avicel PH 101, Lactose, Silicon dioxyd keo, Magnesi stearat, đường trắng, tinh dầu bạc hà)………………………………………………………………………………. vừa đủ 1 viên

CÁC ĐẶC TÍNH TÁC DỤNG:

Các đặc tính dược lực học:

Chymotrypsin là enzym được điều chế bằng cách hoạt hóa chymotrypsinogen, chiết xuất từ tụy bò.

Chymotrypsin là enzym thủy phân protein có tác dụng xúc tác chọn lọc đối với các liên kết peptid ở liền kề các acid amin có nhân thơm. Ngoài ra, giống như một  thuốc kháng viêm, chymotrypsin và các men tiêu protein khác ngăn chặn tổn thương mô trong quá trình viêm và hình thành sợi tơ huyết. Chymotrypsin được sử dụng nhằm giảm viên và phù mô mềm do áp xe và loét, hoặc do chấn thương và nhằm giúp làm lỏng các dịch tiết đường hô hấp trên ở người bệnh hen, viêm phế quản, các bệnh phổi và viêm xoang.

Các đặc tính dược động học:

Chymotrypsin là một men tiêu hóa phân hủy các protein. Tuy nhiên, chymotrypsin cũng được sử dụng như một dạng men bổ sung nhằm cải thiện sức khỏe, tiêu hóa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Chymotrypsin phân hủy phân tử protein thành dipeptid và amino acid. Ngoài chymotrypsin, các men tiêu hóa protein khác được điều tiết bởi tuyến tụy bao gồm trypsin và carboxypeptidase.

CHỈ ĐỊNH:

Điều trị viêm, phù nề trong chấn thương hoặc phẫu thuật và trên bệnh nhân bị rối loạn đường hô hấp trên.

LIỀU LƯỢNG – CÁCH DÙNG: Theo chỉ dẫn của bác sĩ

Cách dùng: có thể dùng đường uống hoặc đặt dưới lưỡi

Liều dùng:

  • Đường uống: 2 viên/lần, 3-4 lần mỗi ngày
  • Ngậm dưới lưỡi: 4-6 viên/ ngày, chia làm nhiều lần (phải để viên thuốc tan từ từ dưới lưỡi).

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Quá mẫn với chymotrypsin hoặc bất kỳ thành phần nào của chế phẩm.

TƯƠNG TÁC THUỐC:

Chymotrypsin thường được dùng phối hợp với các thuốc dạng men khác để gia tăng hiệu quả điều trị. Ngoài ra, chế độ cân đối hoặc sử dụng vitamin và bổ sung muối khoáng được khuyến cáo để gia tăng hoạt tính chymotrypsin.

Không nên sử dụng chymotrypsin với acetylcystein, một thuốc dùng để làm tan đờm đường hô hấp. Không nên phối hợp chymotrypsin với thuốc kháng đông vì làm gia tăng hiệu lực của chúng.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN (ADR):

Thuốc được dung nạp tốt khi dùng ở liều điều trị. Với liều cao, phản ứng dị ứng nhẹ như đỏ da có thể xảy ra.

THÔNG BÁO CHO BÁC SĨ  NHỮNG TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN GẶP PHÁI KHI SỬ DỤNG THUỐC.

THẬN TRỌNG:

Thận trọng khi dùng thuốc với các bệnh nhân: người bị rối loạn đông máu đi truyền, dùng thuốc kháng đông, sắp phải trải qua phẫu thuật, dị ứng với protein, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú, loét dạ dày.

SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:

Chưa xác định được tính an toàn của thuốc trên người mang thai và cho con bú. Do đó, chỉ nên dùng thuốc ở người mang thai và cho con bú khi thật cần.

TÁC DỤNG CỦA THUỐC KHI LÁI XE HOẶC VẬN HÀNH MÁY MÓC:

Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ:

Dùng thuốc liều cao, phản ứng dị ứng nhẹ như đỏ da có thể xảy ra.

Xử trí: Khi có dị ứng xảy ra, cần ngừng thuốc và điều trị triệu chứng.

HẠN DÙNG: 18 tháng kể từ ngày sản xuất

Không dùng quá thời hạn ghi trên bao bì.

BẢO QUẢN: Nơi khô, nhiệt độ dưới 300C, tránh ánh sáng.

POLYCLOX

Dạng thuốc: viên nén dài bao phim.

Qui cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên

Thành phần: mỗi viên nén dài bao phim chứa:

                       Amoxicilin trihydrat tương ứng với Amoxicilin                     500mg

                      Cloxacilin natri tương ứng với Cloxacilin                               250mg

                      Tá dược vđ                                                                               1 viên

(Tá dược gồm: Microcrystalline cellulose, croscarmellose natri, magnesi stearat, colloidal silicon dioxyd, bột talc, hydroxyl propyl methyl cellulose, nipagin, nipasol, titan dioxyd, PEG 6000).

Các đặc tính dược lực học:  Amoxicilin là một amonipenicilin, bền trong môi trường acid, phổ tác dụng rộng hơn benzylpenicilin, đặc biệt có tác dụng diệt trực khuẩn Gram (-). Tương tự như các penicillin khác, amoxicillin tác dụng diệt khuẩn do ức chế sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn, In vitro, amoxicillin có hoạt tính phần lớn với các loại vị khuẩn Gram âm và Gram dương như: liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tạo penicillinase, H.influenzae, Diplococcus pneumonia, N. gonorrheae, E. coli Proteus mirabilis. Cũng như ampicilin, amoxicillin không có hoạt tính với những vi khuẩn tiết penicillinase, đặc biệt với các tụ cầu kháng methicillin, tất cả các chủng Pseudomonas và phần lớn các chủng Klebssiella  và Enteorbacter.

Amoxicilin có tác dụng trên in vitro mạnh hơn ampicilin đối với Enterobacter faecalis Salmonella spp, nhưng tác dụng kém hơn đối với Shigella spp. Phổ tác dụng của Amoxicilin có thể rộng hơn khi dùng đồng thời với sulbactam và acid clavulanic, một chất ức chế beta-lactamase. Đã có thông báo E.coli kháng cả Amoxicilin phối hợp với acid clavulanic (16,8%).

*Cloxacilin: Cloxacilin là kháng sinh diệt khuẩn, ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn như Benzylpenicilin nhưng kháng penicillinase của Staphylococcus. Vì vậy thuốc có hoạt tính chống Staphylococcus sinh hoặc không sinh penicillinase, với nồng độ tối thiểu ức chế khoảng 0,25-0,5 microgam/ml. Nhưng Cloxacilin không có hoạt tính với Staphylococcus aureus kháng Methicilin ( MRSA) do vi khuẩn này có những Protein gắn penicillin (PBP) biến đổi. Hoạt tính đối với Streptococcus pneumonia Streptococcus pyogynes thấp hơn benzylpenicilin, nhưng thường đủ tác dụng khi các vi khuẩn này cùng có mặt với Staphylococcus kháng penicillin. Cloxacilin không có hiệu lực với Enterococcus faecalis.

– Các đặc tính dược động học:

Amoxicilin:

* Hấp thu: Thuốc hấp thu nhanh và hoàn toàn trong đường tiêu hóa, thuốc bền vững trong môi trường dịch vị. Hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, nhanh và hoàn toàn hơn qua đường tiêu hóa so với ampicilin. Khi uống cùng một liều lượng như ampicilin, nồng độ đỉnh Amoxicilin trong huyết tương cao hơn  ít nhất 2 lần.

*Phân bố: Amoxicilin phân bố nhanh vào hầu hết các mô và dịch của cơ thể trừ mô não và dịch não tủy, nhưng khi màng não bị viêm thì thuốc lại có thể khuếch tán vào dễ dàng. Sau khi uống liều 250 mg Amoxicilin 1-2 giờ, nồng độ Amoxicilin trong máu đạt khoảng 4-5 microgam/ml, khi uống liều 500 mg Amoxicilin 1-2 giờ, nồng độ Amoxicilin trong máu đạt 8-10 microga/ml. Tăng liều gấp đôi có thể làm nồng độ thuốc trong máu tăng gấp đôi. Nửa đời của Amoxicilin khoảng 61,3 phút, dài hơn ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi, ở người suy thận, nửa đời của thuốc dài khoảng 7-20 giờ.

*Thải trừ:  Khoảng 60% liều uống  amoxicillin  được thải trừ nguyên dạng qua đường nước tiểu trong vòng 6-8 giờ. Probenecid kéo dài thời gian thải của amoxicillin qua đường thận. Amoxicilin có nồng độ cao trong dịch mật và một phần được thải qua phân.

Cloxacilin:

* Hấp thu: Natri cloxacilin uống không được hấp thu hoàn toàn qua đường tiêu hóa và hơn nữa hấp thu còn giảm khi có thức ăn trong dạ dày. Sau khi uống 1 liều 500mg, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt từ 7-14 microgam/ml lúc đói, sau 1-2 giờ.

* Phân bố:  Khoảng 94% Cloxacilin trong tuần hoàn gắn vào Protein huyết tương. Nửa đời Cloxacilin là 0,5-1 giờ ( đối với trẻ sơ sinh, nửa đời kéo dài hơn). Cloxacilin đi qua nhau thai và tiết ở sữa mẹ, thuốc ít khuếch tán vào dịch não tủy trừ khi màng não bị viêm. Nồng độ điều trị có thể đạt được trong dịch màng phổi, hoạt dịch và trong xương.

* Chuyển hóa và thải trừ:  Cloxacilin chuyển hóa ở mức độ hạn chế. Thuốc chưa biến đổi và các chất chuyển hóa được bài tiết trong nước tiểu bằng cách lọc qua cầu thận và bài tiết ở ống thận. Khoảng 35% liều uống đào thải qua nước tiểu và tới 10% trong mật.

Chỉ định:  Điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn chịu tác dụng đường hô hấp, tai – mũi – họng, da và mô mềm, đường tiết niệu, phụ khoa, các nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh và các nhiễm khuẩn phối hợp.

Cách dùng và liều lượng:  Uống theo chỉ dẫn của bác sĩ

                                               Người lớn: Uống 1-2 viên x 4 lần/ ngày

                                               Trẻ em: Uống theo chỉ dẫn của thầy thuốc

                                                Uống thuốc nửa giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn.

( Thuốc này chỉ dùng theo sự kê đơn của thầy thuốc)

Chống chỉ định: Người dị ứng với penicillin.

Thận trọng:  Dị ứng với Cephalosporin. Nghi ngờ tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ.

 Thời kì mang thai:  Sử dụng an toàn thuốc trong thời kì mang thai chưa được xác định. Vì vậy chỉ dùng khi thật cần thiết theo sự chỉ dẫn thật cụ thể của thầy thuốc. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào về tác dụng có hại cho thai nhi khi dùng amoxicillin cho người mang thai.

Thời kì cho con bú:  vì thuốc bài tiết vào sữa mẹ, nên phải thận trong khi dùng thuốc trong thời kì cho con bú.

Tác dụng không mong muốn của thuốc:  Sốt, nổi mề đay, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu đa nhân ái toan, giảm bạch cầu hạt.

*Ghi chú: “ Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc”.

Tương tác với thuốc khác, các dạng tương tác khác:

* Nifedipin sẽ làm tăng hấp thu của Amoxicilin.

* Nếu dùng phối hợp với nhóm kháng sinh Aminoglycosid sẽ làm giảm tác dụng của nhau. Nếu thật cần thiết phải dùng nên cách nhau ít nhất 1 giờ.

* Alopurinol sẽ làm tăng khả năng phát ban của Amoxicilin.

* Coumarin, hoặc dẫn xuất indandion hoặc heparin làm tăng nguy cơ chảy máu vì các Penicilin ức chế kết tập tiểu cầu, vì vậy khi dùng thuốc phải có sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc.

* Việc sử dụng Cloxacilin với các thuốc gây độc hại cho gan sẽ làm tăng mức độ độc hại cho gan.

* Probenecid làm giảm bài tiết các Penicilin ở ống thận và tăng nguy cơ độc hại nếu dùng chung.

* Các kháng sinh kìm khuẩn như Cloramphenicol, Tetracyclin có thể làm giảm tác dụng diệt khuẩn của Amoxicilin và Cloxacilin.

Sử dụng quá liều:  Gây tăng tác dụng không mong muốn của thuốc.

Hạn dùng:  24 tháng kể từ ngày sản xuất.  Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng.

*Lưu ý:  Khi thấy viên thuốc bị ẩm mốc, chuyển màu, nhãn thuốc in số lô SX, HD mờ… hay có các biểu hiện nghi ngờ khác phải đem thuốc tới hỏi lại nơi bán hoặc nơi sản xuất theo địa chỉ trong đơn.

Qui cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên. Kèm theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc bên trong hộp.

Bảo quản:  Nơi khô, nhiệt độ dưới 300C. ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM.

Tiêu chuẩn áp dụng: TCCS

Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

            Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ.”

PRAVERIX

THÀNH PHẦN

Praverix 250mg: Mỗi viên nang có chứa:

Hoạt chất: Amoxicillin trihydrate tương đương với Amoxicillin 250mg

Tá dược: Talc, magnesi stearat

Praverix 500mg: Mỗi viên nang có chứa:

Hoạt chất: Amoxicillin trihydrate tương đương với Amoxicillin 500mg

Tá dược: Talc, magnesi stearat

DƯỢC LỰC HỌC

Amoxicilin là aminopenicilin, bền trong môi trường acid, có phổ tác dụng rộng hơn benzylpenicilin, đặc biệt có tác dụng chống trực khuẩn Gram âm. Tương tự như các penicilin khác, amoxicilin tác dụng diệt khuẩn, do ức chế sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn. In vitro, amoxicilin có hoạt tính với phần lớn các loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương như: Liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tạo penicilinase, H. influenzae, Diplococcus pneumoniae, N. gonorrheae, E. coli, Proteus mirabilis. Cũng như ampicilin, amoxicilin không có hoạt tính với những vi khuẩn tiết penicilinase, đặc biệt các tụ cầu kháng methicilin, tất cả các chủng Pseudomonas và phần lớn các chủng Klebsiella Enterobacter.

Amoxicilin có tác dụng in vitro mạnh hơn ampicilin đối với Enterococcus faecalisSalmonella spp., nhưng kém tác dụng hơn đối với Shigella spp. Phổ tác dụng của amoxicilin có thể rộng hơn khi dùng đồng thời với sulbactam và acid clavulanic, một chất ức chế beta – lactamase. Ðã có thông báo E. coli kháng cả amoxicilin phối hợp với acid clavulanic (16,8%).

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Amoxicilin bền vững trong môi trường acid dịch vị. Hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, nhanh và hoàn toàn hơn qua đường tiêu hóa so với ampicilin. Khi uống cùng liều lượng như ampicilin, nồng độ đỉnh amoxicilin trong huyết tương cao hơn ít nhất 2 lần. Amoxicilin phân bố nhanh vào hầu hết các mô và dịch trong cơ thể, trừ mô não và dịch não tủy, nhưng khi màng não bị viêm thì amoxicilin lại khuếch tán vào dễ dàng. Sau khi uống liều 250 mg amoxicilin 1 – 2 giờ, nồng độ amoxicilin trong máu đạt khoảng 4 – 5 microgam/ml, khi uống 500 mg, nồng độ amoxicilin đạt khoảng 8 – 10 microgam/ml. Tăng liều gấp đôi có thể làm nồng độ thuốc trong máu tăng gấp đôi. Amoxicilin uống hay tiêm đều cho những nồng độ thuốc như nhau trong huyết tương. Nửa đời của amoxicilin khoảng 61,3 phút, dài hơn ở trẻ sơ sinh, và người cao tuổi. ở người suy thận, nửa đời của thuốc dài khoảng 7 – 20 giờ.

Khoảng 60% liều uống amoxicilin thải nguyên dạng ra nước tiểu trong vòng 6 – 8 giờ. Probenecid kéo dài thời gian thải của amoxicilin qua đường thận. Amoxicilin có nồng độ cao trong dịch mật và một phần thải qua phân.

CHỈ ĐỊNH

Điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra bao gồm:

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tiết penicilinase và H. influenzae.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng.

Bệnh lậu.

Nhiễm khuẩn đường mật.

Nhiễm khuẩn da, cơ do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, E. coli nhạy cảm với amoxicilin.

LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG

Liều thường dùng là 250 mg – 500 mg, cách 8 giờ một lần.

Trẻ em đến 10 tuổi có thể dùng liều 125 – 250 mg, cách 8 giờ một lần.

Trẻ dưới 20 kg thường dùng liều 20 – 40 mg/kg thể trọng/ngày.

Liều cao hơn, uống liều duy nhất hoặc trong các đợt ngắn, được dùng trong một vài bệnh:

Liều 3 g, nhắc lại một lần nữa sau 8 giờ để điều trị áp xe quanh răng hoặc nhắc lại sau 10 – 12 giờ để điều trị nhiễm khuẩn cấp đường tiết niệu không biến chứng.

Ðể dự phòng viêm màng trong tim ở người dễ mắc, cho liều duy nhất 3 g, cách 1 giờ trước khi làm thủ thuật như nhổ răng.

Dùng phác đồ liều cao 3 g amoxicilin 2 lần/ngày cho người bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng hoặc tái phát.

Nếu cần, trẻ em 3 – 10 tuổi viêm tai giữa có thể dùng liều 750 mg/lần, 2 lần mỗi ngày, trong 2 ngày.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại penicilin nào.

CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG

Phải định kỳ kiểm tra chức năng gan, thận trong suốt quá trình điều trị dài ngày.

Có thể xảy ra phản ứng quá mẫn trầm trọng ở những người bệnh có tiền sử dị ứng với penicilin hoặc các dị nguyên khác, nên cần phải điều tra kỹ tiền sử dị ứng với penicilin, cephalosporin và các dị nguyên khác.

Nếu phản ứng dị ứng xảy ra như ban đỏ, phù Quincke, sốc phản vệ, hội chứng Stevens – Johnson, phải ngừng liệu pháp amoxicilin và ngay lập tức điều trị cấp cứu bằng adrenalin, thở oxy, liệu pháp corticoid tiêm tĩnh mạch và thông khí, kể cả đặt nội khí quản và không bao giờ được điều trị bằng penicilin hoặc cephalosporin nữa.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Hấp thu amoxicilin không bị ảnh hưởng bởi thức ăn trong dạ dày, do đó có thể uống trước hoặc sau bữa ăn.

Nifedipin làm tăng hấp thu amoxicilin.

Khi dùng alopurinol cùng với amoxicilin hoặc ampicilin sẽ làm tăng khả năng phát ban của ampicilin, amoxicilin.

Có thể có sự đối kháng giữa chất diệt khuẩn amoxicilin và các chất kìm khuẩn như cloramphenicol, tetracyclin.

 

SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ

Thời kỳ mang thai

Sử dụng an toàn amoxicilin trong thời kỳ mang thai chưa được xác định rõ ràng. Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc này khi thật cần thiết trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào về tác dụng có hại cho thai nhi khi dùng amoxicilin cho người mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Vì amoxicilin bài tiết vào sữa mẹ, nên phải thận trọng khi dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú.

ẢNH HƯỞNG LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC

Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

TÁC DỤNG PHỤ

Thường gặp, ADR > 1/100

Ngoại ban (3 – 10%), thường xuất hiện chậm, sau 7 ngày điều trị.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy.

Phản ứng quá mẫn: Ban đỏ, ban dát sần và mày đay, đặc biệt là hội chứng Stevens – Johnson.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Gan: Tăng nhẹ SGOT.

Thần kinh trung ương: Kích động, vật vã, lo lắng, mất ngủ, lú lẫn, thay đổi ứng xử và/hoặc chóng mặt.

Máu: Thiếu máu, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Những phản ứng không mong muốn của amoxicilin ở đường tiêu hóa, ở máu thường mất đi khi ngừng điều trị.

Mày đay, các dạng ban khác và những phản ứng giống bệnh huyết thanh có thể điều trị bằng kháng histamin, và nếu cần, dùng liệu pháp corticosteroid toàn thân. Tuy nhiên khi phản ứng như vậy xảy ra, phải ngừng dùng amoxicilin, trừ khi có ý kiến của thầy thuốc trong những trường hợp đặc biệt, nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ có amoxicilin mới giải quyết được.

Ghi chú: XIN THÔNG BÁO CHO BÁC SĨ CÁC TÁC DỤNG PHỤ GẶP PHẢI TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG THUỐC

SỬ DỤNG QUÁ LIỀU

Thuốc được dung nạp tốt ngay cả ở liều cao, do đó ít gây ra tai biến khi quá liều. Điều trị bao gồm theo dõi cẩn thận và dùng các biện pháp điều trị hỗ trợ. Thẩm tách máu có thể trợ giúp loại bỏ thuốc.

TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG

Ph. Eur.

HẠN DÙNG

3 năm kể từ ngày sản xuất.

KHÔNG DÙNG THUỐC QUÁ THỜI HẠN GHI TRÊN NHÃN

BẢO QUẢN

Dưới 30°C

GIỮ THUỐC XA TẦM TAY CỦA TRẺ EM

TRÌNH BÀY

Praverix 250mg: Hộp 2 vỉ x 10 viên nang

Praverix 500mg: Hộp 1 vỉ x 10 viên nang

                             Hộp 100 vỉ x 10 viên nang

NHÀ SẢN XUẤT

S.C. Antibiotice S.A.

1 Valea Lupului Street, Zip Code 707410, Iasi, Romani

POLYCLOX 1000

Dạng thuốc: viên nén bao phim.

Qui cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên

Thành phần: mỗi viên nén dài bao phim chứa:

                      Amoxicilin trihydrat tương ứng với Amoxicilin                      500mg

                      Cloxacilin natri tương ứng với Cloxacilin                                500mg

                      Tá dược vđ                                                                                1 viên

(Tá dược gồm: Microcrystalline cellulose, croscarmellose natri, magnesi stearat, colloidal silicon dioxyd, bột talc, hydroxyl propyl methyl cellulose, nipagin, nipasol, titan dioxyd, PEG 6000).

Các đặc tính dược lực học:  Amoxicilin là một amonipenicilin, bền trong môi trường acid, phổ tác dụng rộng hơn benzylpenicilin, đặc biệt có tác dụng diệt trực khuẩn Gram (-). Tương tự như các penicillin khác, amoxicillin tác dụng diệt khuẩn do ức chế sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn, In vitro, amoxicillin có hoạt tính phần lớn với các loại vị khuẩn Gram âm và Gram dương như: liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tạo penicillinase, H.influenzae, Diplococcus pneumonia, N. gonorrheae, E. coli Proteus mirabilis. Cũng như ampicilin, amoxicillin không có hoạt tính với những vi khuẩn tiết penicillinase, đặc biệt với các tụ cầu kháng methicillin, tất cả các chủng Pseudomonas và phần lớn các chủng Klebssiella  và Enteorbacter.

Amoxicilin có tác dụng trên in vitro mạnh hơn ampicilin đối với Enterobacter faecalis Salmonella spp, nhưng tác dụng kém hơn đối với Shigella spp. Phổ tác dụng của Amoxicilin có thể rộng hơn khi dùng đồng thời với sulbactam và acid clavulanic, một chất ức chế beta-lactamase. Đã có thông báo E.coli kháng cả Amoxicilin phối hợp với acid clavulanic (16,8%).

*Cloxacilin: Cloxacilin là kháng sinh diệt khuẩn, ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn như Benzylpenicilin nhưng kháng penicillinase của Staphylococcus. Vì vậy thuốc có hoạt tính chống Staphylococcus sinh hoặc không sinh penicillinase, với nồng độ tối thiểu ức chế khoảng 0,25-0,5 microgam/ml. Nhưng Cloxacilin không có hoạt tính với Staphylococcus aureus kháng Methicilin ( MRSA) do vi khuẩn này có những Protein gắn penicillin (PBP) biến đổi. Hoạt tính đối với Streptococcus pneumonia Streptococcus pyogynes thấp hơn benzylpenicilin, nhưng thường đủ tác dụng khi các vi khuẩn này cùng có mặt với Staphylococcus kháng penicillin. Cloxacilin không có hiệu lực với Enterococcus faecalis.

– Các đặc tính dược động học:

Amoxicilin:

* Hấp thu: Thuốc hấp thu nhanh và hoàn toàn trong đường tiêu hóa, thuốc bền vững trong môi trường dịch vị. Hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, nhanh và hoàn toàn hơn qua đường tiêu hóa so với ampicilin. Khi uống cùng một liều lượng như ampicilin, nồng độ đỉnh Amoxicilin trong huyết tương cao hơn  ít nhất 2 lần.

*Phân bố: Amoxicilin phân bố nhanh vào hầu hết các mô và dịch của cơ thể trừ mô não và dịch não tủy, nhưng khi màng não bị viêm thì thuốc lại có thể khuếch tán vào dễ dàng. Sau khi uống liều 250 mg Amoxicilin 1-2 giờ, nồng độ Amoxicilin trong máu đạt khoảng 4-5 microgam/ml, khi uống liều 500 mg Amoxicilin 1-2 giờ, nồng độ Amoxicilin trong máu đạt 8-10 microga/ml. Tăng liều gấp đôi có thể làm nồng độ thuốc trong máu tăng gấp đôi. Nửa đời của Amoxicilin khoảng 61,3 phút, dài hơn ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi, ở người suy thận, nửa đời của thuốc dài khoảng 7-20 giờ.

*Thải trừ:  Khoảng 60% liều uống  amoxicillin  được thải trừ nguyên dạng qua đường nước tiểu trong vòng 6-8 giờ. Probenecid kéo dài thời gian thải của amoxicillin qua đường thận. Amoxicilin có nồng độ cao trong dịch mật và một phần được thải qua phân.

Cloxacilin:

* Hấp thu: Natri cloxacilin uống không được hấp thu hoàn toàn qua đường tiêu hóa và hơn nữa hấp thu còn giảm khi có thức ăn trong dạ dày. Sau khi uống 1 liều 500mg, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt từ 7-14 microgam/ml lúc đói, sau 1-2 giờ.

* Phân bố:  Khoảng 94% Cloxacilin trong tuần hoàn gắn vào Protein huyết tương. Nửa đời Cloxacilin là 0,5-1 giờ ( đối với trẻ sơ sinh, nửa đời kéo dài hơn). Cloxacilin đi qua nhau thai và tiết ở sữa mẹ, thuốc ít khuếch tán vào dịch não tủy trừ khi màng não bị viêm. Nồng độ điều trị có thể đạt được trong dịch màng phổi, hoạt dịch và trong xương.

* Chuyển hóa và thải trừ: Cloxacilin chuyển hóa ở mức độ hạn chế. Thuốc chưa biến đổi và các chất chuyển hóa được bài tiết trong nước tiểu bằng cách lọc qua cầu thận và bài tiết ở ống thận. Khoảng 35% liều uống đào thải qua nước tiểu và tới 10% trong mật.

Chỉ định:  Điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn chịu tác dụng đường hô hấp, tai – mũi – họng, da và mô mềm, đường tiết niệu, phụ khoa, các nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh và các nhiễm khuẩn phối hợp.

Cách dùng và liều lượng:  Uống theo chỉ dẫn của bác sĩ

                                               Người lớn: Uống 1-2 viên x 2 lần/ ngày

                                               Trẻ em: Uống theo chỉ dẫn của thầy thuốc

                                                Uống thuốc nửa giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn.

( Thuốc này chỉ dùng theo sự kê đơn của thầy thuốc)

Chống chỉ định: Người dị ứng với penicillin.

Thận trọng:  

Amoxicilin: Phải định kỳ kiểm tra chức năng gan, thận trong suốt quá trình điều trị dài ngày. Có thể xảy ra phản ứng quá mẫn trầm rtongj ở những người bệnh có tiền sử dụ ứng với penicilin hoặc các dị nguyên khác, nên cần phải điều tra kỹ tiền sử dị ứng với penicilin, cephalosporin và các dị nguyên khác.

Nếu phản ứng dị ứng xảy ra như ban đỏ, phù Quincke, sốc phản vệ, hội chứng Stevens – Johnson, phải ngừng liệu pháp amoxicilin và ngay lập tức điều trị cấp cứu bằng adrenalin, thở oxy, liệu pháp corticoid tiêm tĩnh mạch và thông khí, kể cả đặt nội khí quản và không bao giờ được điều trị bằng penicilin hoặc

Cloxacilin: Người dị ứng với cephalosporin hoặc cephamycin cũng có thể dị ứng với cloxacilin. Như với flucloxacilin, cloxacilin có thể gây viêm gan, vàng da ứ mật, nhưng có thể xuất hiện chậm.

 Thời kì mang thai:  Sử dụng an toàn thuốc trong thời kì mang thai chưa được xác định. Vì vậy chỉ dùng khi thật cần thiết theo sự chỉ dẫn thật cụ thể của thầy thuốc. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào về tác dụng có hại cho thai nhi khi dùng amoxicillin cho người mang thai.

Thời kì cho con bú: vì thuốc bài tiết vào sữa mẹ, nên phải thận trong khi dùng thuốc trong thời kì cho con bú.

Tác dụng không mong muốn của thuốc:  

Amoxicilin: Những tác dụng không mong muốn sau đây có thể xảy ra liên quan đến việc dùng amoxicilin.

Thường gặp, ADR > 1/100

Ngoại ban (3-10%), thường xuất hiện chậm, sau 7 ngày điều trị.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy.

Phản ứng quá mẫn: Ban đỏ, ban dát sần và mày đay, đặc biệt là hội chứng Stevens – Johnson.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Gan: Tăng nhẹ SGOT

Thần kinh trung ương: Kích động, vật vã, lo lắng, mất ngủ, lú lẫn, thay đổi ứng xử và/hoặc chóng mặt.

Máu: Thiếu máu, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt.

Cloxacilin: Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là phản ứng quá mẫn, đặc biệt là ban da, đôi khi có phản vệ. Người suy thận cũng có nguy cơ cao.

Tác dụng không mong muốn thường xảy ra là phát ban (khoảng 4% người bệnh tiêm cloxacilin). Đối với người bệnh uống cloxacilin, các tác dụng không mong muốn thường gặp là các triệu chứng tiêu hoác phụ thuộc theo liều uống.

Thường gặp, ADR > 1/100

Tiêu hóa: Buồn nôn, ỉa chảy.

Da: Ngoại ban.

Khác: Viêm tĩnh mạch huyết khối sau khi tiêm tĩnh mạch.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Da: Mày đay.

Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Toàn thân: Phản ứng phản vệ.

Máu: Mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu.

Tiêu hóa: Viêm kết tràng màng giả.

Gan: Vang da ứ mật.

Tiết niệu-sinh dục: Rối loạn chức năng thận có tăng creatinin huyết thanh cao.

Chú ý: Viêm đại tràng màng giả là do tăng trưởng quá mức Clostridium difficile và độc tố. Có thể điều trị bằng metronidazol. Người cao tuổi hoặc người dễ mắc bệnh cần phải rất thận trọng đối với tác dụng không mong muốn này.

*Ghi chú: “Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc”.

Tương tác với thuốc khác, các dạng tương tác khác:

* Nifedipin sẽ làm tăng hấp thu của Amoxicilin.

* Nếu dùng phối hợp với nhóm kháng sinh Aminoglycosid sẽ làm giảm tác dụng của nhau. Nếu thật cần thiết phải dùng nên cách nhau ít nhất 1 giờ.

* Alopurinol sẽ làm tăng khả năng phát ban của Amoxicilin.

* Coumarin, hoặc dẫn xuất indandion hoặc heparin làm tăng nguy cơ chảy máu vì các Penicilin ức chế kết tập tiểu cầu, vì vậy khi dùng thuốc phải có sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc.

* Việc sử dụng Cloxacilin với các thuốc gây độc hại cho gan sẽ làm tăng mức độ độc hại cho gan.

* Probenecid làm giảm bài tiết các Penicilin ở ống thận và tăng nguy cơ độc hại nếu dùng chung.

* Các kháng sinh kìm khuẩn như Cloramphenicol, Tetracyclin có thể làm giảm tác dụng diệt khuẩn của Amoxicilin và Cloxacilin.

Sử dụng quá liều:  Gây tăng tác dụng không mong muốn của thuốc.

Hạn dùng:  24 tháng kể từ ngày sản xuất.  Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng.

*Lưu ý:  Khi thấy viên thuốc bị ẩm mốc, chuyển màu, nhãn thuốc in số lô SX, HD mờ… hay có các biểu hiện nghi ngờ khác phải đem thuốc tới hỏi lại nơi bán hoặc nơi sản xuất theo địa chỉ trong đơn.

Qui cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên. Kèm theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc bên trong hộp.

Bảo quản:  Nơi khô, nhiệt độ dưới 300C. ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM.

Tiêu chuẩn áp dụng: TCCS 034-B-078-12

Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

            Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ.”