IBATONIC
THÀNH PHẦN
Sắt sulfat………………………………………….15mg
Lysin HCL………………………………………..15mg
Vitamin A…………………………………………1000 IU
Vitamin D………………………………………….200IU
Vitamin B1…………………………………………5mg
Vitamin B2………………………………………….5mg
Vitamin B3………………………………………….10mg
Vitamin B6…………………………………………..5mg
Vitamin B12…………………………………………….50mcg
Calci glycerophosphat……………………………….50mg
Magnesi gluconat …………………………………..39,82 mg
Tá dược ( Dầu đậu nành, Lecithin, Dầu cọ, Sáp ong trắng, Glatin, Glycerin, Ethyl vanillin, Nipagin, Nipasol, Dung dịch Sorbitol 70%, Titan dioxyd, Oxyd sắt đen, Oxyd sắt đỏ) vừa đủ 1 viên nang mềm.
¾DƯỢC LỰC HỌC
- Lysin là một acid amin cần thiết đối với cơ thể. Nó là một trong 8 acid amin thiết yếu: Lysin, tryptophan, arginin là yếu tố phát triển và cần cho cơ thể đang lớn, kích thích ăn ngon miệng. Lysin còn có quan hệ tới quá trình tạo máu. Thiếu lysine trong thức ăn dẫn đến rối loạn quá trình tạo máu, hạ thấp số lượng hồng cầu và hemoglobin, thiếu lysine cân bằng protein bị rối loạn và có hàng loạt các biến đổi ở gan và phổi.
Lysin là acid amin thường thiếu hụt trong một chế độ ăn uống bình thường.
- Vitamin A có vai trò quan trọng tạo sắc tố võng mạc giúp điều tiết mắt, mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng. Vitamin A có vai trò giúp cho sự phát triển của xương và tham gia vào quá trình phát triển của cơ thể.
- Vitamin D tham gia vào quá trình tạo xương, điều hóa chuyển hóa canxi và phospho trong cơ thể, làm tăng hấp thu canxi và chất khoáng, tham gia vào quá trình biệt hóa tế bào biểu mô.
- Vitamin B1 là coenzym tham gia vào quá trình chuyển hóa glucid.
- Vitamin B2 (Riboflavin) được biến đổi thành 2 coenzym là flavin mononucleotid ( FMN) và flavin adenin dinucleotid, là các dạng coenzym hoạt động cần cho sự hô hấp của mô. Riboflavin cũng cần cho sự hoạt hóa pyridoxin, sự chuyển hóa tryptophan thành niacin, và liên quan đến sự toàn vẹn của hồng cầu.
- Vitamin B3 (Vitamin PP) khi vào cơ thể chuyển hóa thành hoặc nicotinamid ademin dinucleotid (NAD) hoặc nicotinamid ademin dinucleotid phosphate (NADP). NAD và NADP là coenzym xúc tác phản ứng oxy hóa-khử cần thiết cho hô hấp tế bào, phân giải glycogen và chuyển hóa lipid.
- Vitamin B6 khi vào cơ thể biến đổi thành pridoxamin pyridoxal phosphat và một phần thành pyridoxal phosphat đóng vai trò là những coenzym trong chuyển hóa protein, glucid, lipid. Pyridoxin tham gia tổng hợp acid gama-aminobutyric (GABA) trong hệ thần kinh trung ương và tham gia tổng hợp hemoglobulin.
- Vitamin B12 trong cơ thể vitamin B12 đóng vai trò là coenzym đồng vận chuyển tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng của cơ thể, đặc biệt là quá trình tạo methionin liên quan đến chuyển hóa acid folic và tổng hợp ADN rất cần cho sự sinh sản của hồng cầu.
- Calci rất cần thiết cho nhiều quá trình sinh học: Kích thích neuron thần kinh, giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, co cơ, bảo toàn màng và làm đông máu. Calci còn giúp chức năng truyền tin thứ cấp cho hoạt động của nhiều hormone.
- Sắt là nguyên tố cơ bản cần thiết cho sự tạo thành hemoglobin cần cho sự tạo hồng cầu và cytochrom.
- Magie là một cation có nhiều trong nội bào, có tác dụng làm giảm kích thích của neurone và sự dẫn truyền thần kinh-cơ. Ngoài ra Magie còn tham gia vào nhiều phản ứng men.
¾ DƯỢC ĐỘNG HỌC:
- Vitamin A hấp thu được qua đường uống và tiêm. Để hấp thu được qua đường tiêu hóa thì cơ thể phải có đủ acid mật làm chất nhũ hóa. Vitamin A liên kết với protein huyết tương thấp, chủ yếu với α- globulin, phân bố ở các tổ chức của cơ thể, dự trữ nhiều nhất ở gan, thải trừ qua thận và mật.
- Vitamin D dễ dàng hấp thu qua niêm mạc ruột nhờ muối mật và lipid. Thuốc liên kết với α – glucolin huyết tương, tích lũy ở gan, mỡ, xương, cơ và niêm mạc ruột. Trong cơ thể, vitamin D chuyển hóa ở gan và thận tạo ra chất chuyển hóa có hoạt tính là 1.25 –dihydroxyegrocalciferol nhờ enzim hydroxylase. Thải trừ chủ yếu qua phân, một phần nhỏ thải qua nước tiểu, thời gian bán thải 19-48 giờ.
- Vitamin B1 hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa, thải trừ qua nước tiểu.
- Vitamin B2 hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa, thải trừ qua nước tiểu.
- Vitamin B3 hấp thu được qua đường uống, khuếch tán rộng khắp vào các mô trong cơ thể, tập trung nhiều ở gan. Chuyển hóa và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
- Vitamin B6 dễ hấp thu qua đường tiêu hóa, chuyển hóa ở gan tạo chất chuyển hóa không còn hoạt tính, thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng chuyển hóa
- Vitamin B12 được hấp thu qua ruột, chủ yếu ở hồi tràng, phân bố ưu tiên ở nhu mô gan, thải trừ qua mật.
- Calci sau khi dùng, ion canxi thải trừ ra nước tiểu và được lọc lại cầu thận và có một lượng nhất định được tái hấp thu. Sự tái hấp thụ ở ống thận là rất lớn vì có 98% lượng ion calci đã được tái hấp thu trở lại tuần hoàn. Calci bài tiết khá nhiều vào sữa trong thời kỳ cho con bú, có một ít calci thải trừ đi qua mồ hôi và cũng thải trừ qua phân.
- Magie sau khi hấp thu vào cơ thể được chuyển hóa thành magie clorid, khoảng 15-30% lượng magie clorid được hấp thu và thải trừ qua nước tiểu.
- Sắt bình thường sắt được hấp thu ở tá tràng và đầu gần hỗng tràng. Hấp thu sắt bị giảm khi có các chất chelat hóa hoặc các chất tạo phức trong ruột và tăng khi các chất tạo phức trong ruột và tăng khi có acid hydroclorid và vitamin C. Do vậy, đôi khi sắt được dùng phối hợp với vitamin C. Sắt được dự trữ trong cơ thể dưới 2 dạng: Ferritin và hemosiderin. Khoảng 90% sắt đưa vào cơ thể được thải qua phân.
¾CHỈ ĐỊNH
- Bổ sung một số viamin và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong trường hợp thiếu hụt (do suy dinh dưỡng, kém hấp thu, suy nhược, mệt mỏi, chán ăn, ăn kiêng hoặc tăng nhu cầu sử dụng: trẻ đang lớn, người già, phụ nữ có thai, cho con bú, thời kỳ dưỡng bệnh, sau phẫu thuật…)
¾LIỀU DÙNG, CÁCH DÙNG
- Người lớn và trẻ em trên 5 tuổi: Uống 1-2 viên/ngày
- Phụ nữ có thai, cho con bú: 1 viên/ngày hoặc theo hướng dẫn của thầy thuốc.
- Trẻ em dưới 5 tuổi: không nên dùng chế phẩm này. Nên tham vấn ý kiến của thầy thuốc để dùng các dạng bào chế phù hợp.
- Cách dùng: Uống ngay sau khi ăn
¾TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:
Nói chung là ít gặp. Các tác dụng phụ và tác dụng có hại sẽ xuất hiện khi dùng thuốc liều cao kéo dài ngày hoặc khi uống một lượng thuốc lớn. Các triệu chứng có thể gặp là: buồn nôn, nôn, đầy hơi, chán ăn, ỉa chảy, loạn nhịp tim, ù tai, mất điều hòa, ngoại ban, đau cơ, đau xương, dễ bị kích thích.
¾ CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Tăng canxi huyết, canxi niệu, sỏi thận, rối loạn hấp thu Lipit.
- Người có cơ địa dị ứng (hen, eczema), u ác tính, bệnh tim.
- Cơ thể thừa vitamin A, sắt, suy gan, suy thận nặng.
¾THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC
- Không dùng quá liều chỉ định
- Thận trọng khi dùng chung thuốc với các chế phẩm khác có chứa vitamin A, D, Calci
- Thận trọng khi dùng thuốc cho người suy giảm chức năng thận, bệnh tim, thiểu năng cận giáp, sỏi thận.
- Không nên dùng thuốc đồng thời với thuốc tránh thai, phenobarbital, pheny-toin, corticosteroid, các glycosid trợ tim (Digitalis, Digoxin…)
¾TƯƠNG TÁC THUỐC
- Dùng đồng thời với dầu Parafin hoặc cholestyramin làm ngăn cản sự hấp thu vitamin A và D qua ruột.
- – Thuốc tránh thai steroid có thể làm tăng nồng độ vitamin A trong huyết tương và có tác dụng không thuận lợi cho sự thụ thai trng thời gian ngay sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai.
- Dùng đồng thời vitamin A với isotretinoin có thể dẫn đến tình trạng như dùng vitamin A quá liều.
- Dùng đồng thời vitamin D với các croticosteriod làm cản trở tác dụng của vitamin D.
- Điều trị đồng thời vitamin D với thuốc lợi tiểu thiazid cho những người thiểu năng cận giáp có thể dẫn đến tăng calci huyết.
- Dùng đồng thời vitamin D với các Glycosid trợ tim làm tăng độc tính của Glycosid trợ tim do tăng canxi huyết dẫn đến loạn nhịp tim.
- Dùng đồng thời vitamin D với phenobar-bital hoặc phenytoin có thể làm giảm nồng độ 25-hydroxyergocalciferol trong huyết tương và tăng chuyển hóa vitamin D thành những chất không có hoạt tính.
- Vitanmin B2: rượu có thể gây cản trở hấp thu vitamin B2. Sử dụng cùng probenecid gây giảm hấp thu vitamin B2 ở dạ dày, ruột.
- Vitamin B3 (nicotinamid): Sử dụng đồng thời với Carbamazepin làm tăng nồng độ Carbamazepin trong huyết tương gây tăng độc tính. Dùng đồng thời với các thuốc có độc tính với gan có thể làm tăng thêm tác hại cho gan. Dùng đồng thời với thuốc chẹn alpha-adrenergic trị tăng huyết áo có thể dẫn đến hạ huyết áp quá mức.
- Vitamin B6 làm giảm tác dụng levodopa trong điều trị bệnh Parkinson.
- Sắt có thể làm giảm hấp thu các thuốc nhóm cyclin (Tetracylin, doxycyclin), levodopa, methyldopa, thuốc kháng sinh nhóm quinolon, hormon tuyến giáp.
- Các thuốc ức chế thải Calci qua thận: Thyazid, clopamid, ciprofloxacin, clothalidon, thuốc chống co giật.
- Calci làm tăng độc tính của glycoside trợ tim.
- Glucocorticoid, phenytoin làm giảm hấp thu calci qua đường tiêu hóa.
¾NGƯỜI ĐANG VẬN HÀNH MÁY MÓC, TÀU XE:
Được dùng.
¾QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ
– Nếu dùng quá liều chỉ định có thể gây buồn nôn, nôn, đầy hơi, chán ăn, vị kim loại, chóng mặt, nhức đầu, co giật, ỉa chảy, loạn nhịp tim, ù tai, mất điều hòa, ngoại ban, đau cơ, đau xương, dễ bị kích thích.
- Xử trí: Ngừng thuốc, tham vấn ý kiến của bác sĩ.
¾QUY CÁCH ĐÓNG GÓI:
Hộp 2 vỉ x 15 viên.
¾HẠN DÙNG
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
¾TIÊU CHUẨN: TCCS
¾BẢO QUẢN:
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 300C.